Bảo dưỡng

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô đúng cách chuyên nghiệp ở Thanh Đồng Auto

Tuy theo từng hãng xe mà sẽ có quy trình bảo dưỡng xe ô tô định kỳ khác nhau, vậy nên các chủ xe nên tìm hiểu trong sổ tay hướng dẫn hoặc qua những người có kinh nghiệm để biết được thời điểm nào cần mang xe đi bảo dưỡng oto. Cùng trải nghiệm các bước bảo trì xe hơi đúng cách gồm các bước như thế nào tại trung tâm Thanh Đồng Auto nhé.

Bảo dưỡng xe oto theo định kỳ mà các nhà sản xuất khuyến nghị là điều mà bất kỳ chủ xe nào cũng cần phải thực hiện, để chiếc xe của mình luôn hoạt động ổn định, gia tăng tuổi thọ và đặc biệt là đảm bảo tính an toàn khi sử dụng.

Bởi xe ô tô cũng như bất kỳ phương tiện hay loại máy móc nào khác, sau một thời gian dài chúng sẽ dần bị hao mòn và xuống cấp theo thời gian và cần được chăm sóc để cải thiện các vấn đề gặp phải. Vậy tại sao cần phải bảo dưỡng xe ô tô định kỳ? Quy trình bảo dưỡng oto định kỳ được diễn ra như thế nào? Bảo dưỡng ô tô cần làm những gì?… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tại sao cần bảo dưỡng xe ô tô định kỳ?

tại sao nên bảo dưỡng ô tô định kỳ

Bảo dưỡng oto là công việc không thể bỏ qua đối với các chủ xe ô tô khi chiếc xe đã vận hành được một quãng đường cụ thể nào đó. Bởi sau một thời gian sử dụng xe, các bộ phận dần xuống cấp và hoạt động kém hiệu quả và chúng cần được chăm sóc để phục hồi lại khả năng hoạt động như ban đầu.

Đây là công việc phải thực hiện theo một chu kỳ nhất định dựa trên một quy trình rõ ràng đã được thiết lập từ trước. Chu kỳ này được tính theo thời gian sử dụng hoặc quãng đường mà xe đã di chuyển.

Vậy tại sao cần bảo dưỡng xe ô tô định kỳ? Mục đích chính là để kiểm tra và sớm phát hiện ra những hư hỏng có thể xảy ra để đưa ra biện pháp ngăn ngừa. Đồng thời, việc bảo dưỡng định kỳ cũng là để phục hồi lại khả năng vận hành của các bộ phận một cách hiệu quả, ổn định và an toàn.

Nếu như xe ô tô của bạn phải sử dụng liên tục trong thời gian dài và không được bảo dưỡng, các bộ phận sẽ bị ăn mòn dần theo thời gian. Ngoài ra, quá trình bảo dưỡng xe ô tô đúng cách cũng phải được thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp, nếu không có thể các tính năng hoạt động của các bộ phận cũng sẽ suy giảm. Thậm chí trong nhiều trường hợp còn dẫn tới những hư hỏng khác, làm ảnh hưởng tới tính an toàn khi sử dụng của người lái.

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp

Ở mỗi mốc thời gian khác nhau thì các hạng mục bảo dưỡng cũng sẽ khác nhau. Mặt khác, từng bộ phận khác nhau cũng sẽ có một quy trình bảo trì xe hơi mới/cũ riêng biệt:

1. Bảo dưỡng điều hòa ô tô

bảo dưỡng điều hòa ô tô

Bảo dưỡng điều hòa ô tô thông thường sẽ được tiến hành định kỳ sau 12 tháng, và khi bảo dưỡng chúng ta sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Kiểm tra tổng quan hệ thống điều hòa bao gồm: dàn nóng, dàn lạnh, lỗ thoát nước, lốc, phin lọc, khí nén, hiệu suất làm lạnh của điều hòa…
  • Tiến hành kiểm tra, vệ sinh hoặc thay mới lọc gió điều hòa nếu cần.
  • Sử dụng các thiết bị chuyên dụng như camera nội soi để kiểm tra tình trạng của dàn lạnh, sau đó đưa ra quyết định nên sửa chữa hay thay mới.
  • Vệ sinh dàn lạnh bằng các công cụ chuyên dụng.
  • Vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay mới các hạng mục như: dàn nóng, dàn lạnh và phin lọc.
  • Lắp đặt lại và kiểm tra lần cuối trước khi sử dụng.

2. Bảo dưỡng gầm ô tô

bảo dưỡng gầm xe ô tô

Gầm xe là bộ phận sát với mặt đất nhất nên dễ tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường như nước mưa, đất, cát, đá và va quẹt dưới gầm. Để bảo vệ gầm xe tốt hơn, bạn cũng có thể sử dụng thêm các gói dịch vụ như sơn phủ gầm ô tô.

Các bước bảo dưỡng gầm xe ô tô được diễn ra như sau:

  • Tiếp nhận thông tin và tiến hành kiểm tra các vấn đề liên quan tới gầm xe mà khách hàng đưa ra, sau đó lên kế hoạch bảo dưỡng tối ưu nhất.
  • Báo lỗi và báo giá các hạng mục cần sửa chữa.
  • Chờ khách hàng phê duyệt sửa chữa.
  • Tiến hành sửa chữa theo các hạng mục mà khách hàng lựa chọn, đồng thời thông báo dự kiến tiến độ hoàn thành cho khách hàng.
  • Hoàn thiện, kiểm tra lần cuối và bàn giao xe cho khách hàng.

3. Bảo dưỡng hệ thống lái

bảo dưỡng hệ thống lái ô tô

Bảo dưỡng hệ thống lái là một bước rất quan trọng trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô bài bản tại bất cứ gara nào. Bởi hệ thống này ảnh hưởng rất nhiều tới sự trải nghiệm, cảm giác lái và tính an toàn của người dùng.

Khi bảo dưỡng hệ thống lái, KTV sẽ tiến hành kiểm tra các bộ phận sau:

  • Kiểm tra cảm biến vô lăng.
  • Kiểm tra bộ điều khiển.
  • Kiểm tra hệ thống trợ lực dầu, điện.
  • Kiểm tra các cơ cấu chấp hành.
  • Kiểm tra cụm bánh xe.

4. Bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô

bảo dưỡng máy phát điện ô tô

Sau thời gian dài vận hành, máy phát điện cũng sẽ xuất hiện những hiện tượng hư hỏng, ảnh hưởng tới quá trình cung cấp điện tới các thiết bị, bộ phận và khiến chúng không thể hoạt động được.

Khi bảo dưỡng máy phát điện, các KTV sẽ tiến hành các công việc sau:

  • Kiểm tra và đo điện áp quy khi tắt máy.
  • Kiểm tra và đo điện áp quy khi nổ máy.

Sau đó sẽ đọc điện áp và so sánh: Nếu ắc quy lúc động cơ đang chạy cao hơn điện áp lúc xe tắt máy khoảng 13.4 – 14.2V thì máy phát điện vẫn hoạt động ổn định. Còn nếu kết quả ngược lại thì nghĩa là máy phát điện đã bị lỗi và cần được kiểm tra thêm và sửa chữa.

5. Bảo dưỡng ắc quy

bảo dưỡng ắc quy ô tô

  • Công việc bảo dưỡng ắc quy được diễn ra khá đơn giản và bạn có thể thực hiện công việc này tại nhà bằng các cách đơn giản sau:
  • Luôn giữ bình ắc quy ở nhiệt độ thích hợp.
  • Chỉ đổ thêm nước khi dung dịch thấp hơn mức quy định.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng của dây điện nối với bình.
  • Giữ ắc quy luôn sạch sẽ.

6. Bảo dưỡng ghế da ô tô

bảo dưỡng ghế xe ô tô

Để giúp ghế da ô tô luôn sáng bóng như mới, tạo cảm giác thoải mái và sự sang trọng cho chiếc xe thì trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô đúng cách cũng phải thực hiện bảo dưỡng ghế da.

Bạn cũng có thể thực hiện công việc bảo dưỡng ghế da theo các bước sau đây:

  • Kiểm tra bề mặt ghế da để xem xem có vật cứng hoặc lỗ thủng nào không.
  • Sử dụng máy hút bụt để làm sạch bề mặt ghế và các khe rãnh ở ghế.
  • Sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh.
  • Sử dụng khăn mềm để lau sạch các vết ố trên bề mặt ghế da.

7. Bảo dưỡng giảm xóc ô tô

bảo dưỡng giảm xóc xe ô tô

Giảm xóc giúp xe di chuyển êm ái hơn nhờ khả năng triệt tiêu các dao động do quán tính tự do gây ra, qua đó đem lại cảm giác dễ chịu cho những người ngồi trên xe khi di chuyển qua những đoạn đường xấu. Vậy nên khi bảo dưỡng chủ xe cũng phải yêu cầu các KTV kiểm tra giảm xóc.

Dưới đây là những lưu ý khi bảo dưỡng giảm xóc ô tô:

  • Kiểm tra tình trạng chảy dầu giảm xóc.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ hốc bánh và bộ phận giảm xóc khi rửa xe.
  • Đảm bảo bơm lốp đúng áp suất tiêu chuẩn.
  • Tránh đi vào đoạn đường xấu hoặc chở quá tải trọng cho phép.

8. Bảo dưỡng kim phun điện tử ô tô

bảo dưỡng hệ thống kim phun ô tô

Khi xe di chuyển được 15.000km, khi bảo dưỡng các KTV cần phải tiến hành kiểm tra và xúc rửa kim phun điện tử bằng dung dịch chuyên dụng. Khi tiến hành vệ sinh kim phun, bạn cần phải sử dụng loại dung dịch phù hợp với động cơ xe của mình.

Thông thường sẽ có 2 loại dung dịch chính:

  • Loại đổ thằng vào bình xăng theo tỷ lệ thích hợp.
  • Loại đưa thẳng vào kim phun thông qua đường ống dẫn xăng.

9. Bảo dưỡng lốp xe

bảo dưỡng lốp xe ô tô

Lốp là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp tới tính an toàn và độ êm dịu khi vận hành xe. Khi lốp xe bị hao mòn hay không đủ áp suất sẽ khiến xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hoặc giảm tốc độ di chuyển. Thậm chí, nó còn có thể dẫn tới những tình huống nguy hiểm mà người lái không thể lường trước được.

Bởi vậy nên, trong quy trình hướng dẫn bảo trì xe ô tô không thể thiếu công đoạn kiểm tra lốp xe. Các nhà sản xuất khuyến cáo rằng, chủ xe nên đảo lốp sau 8 ngàn – 10 ngàn km, thay mới lốp khi đã di chuyển được 50.000 km.

10. Bảo dưỡng các loại dung dịch trên xe ô tô

kiểm tra các loại dầu trên xe ô tô

Dầu nhớt có chức năng bôi trơn các bề mặt kim loại để giảm thiểu ma sát, đồng thời còn có khả năng vệ sinh và làm mát một số bộ phận. Thông thường, khi bảo dưỡng xe ô tô, KTV luôn tiến hành kiểm tra và thay dầu nhớt, dầu phanh, nước làm mát cho xe.

11. Bảo dưỡng hệ thống làm mát

Nước làm mát có nhiệm vụ giải nhiệt cho động cơ và các chi tiết máy. Khi tới giới hạn, chủ xe cần phải tiến hành thay mới nước làm mát cho xe để đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả.

Thông thường, thời gian cần thay mới nước làm mát định kỳ cho xe ô tô là:

  • Đối với xe không không sử dụng thường xuyên thì cần kiểm tra định kỳ 12 tháng/lần và chu kỳ bảo dưỡng định kỳ là 24 tháng.
  • Đối với xe thường xuyên sử dụng thì thời gian kiểm tra định kỳ là 06 tháng/lần và chu kỳ bảo dưỡng định kỳ là 12 tháng/lần.

bảo dưỡng hệ thống làm mát động cơ ô tô

12. Kiểm tra và bảo dưỡng bugi

Bugi là bộ phận có bộ bộ cơ học cao, khả năng chịu nhiệt và áp suất cao, tỉa lửa mạnh. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng thì bộ phận này cũng sẽ xuống cấp và hư hỏng. Khi tiến hành bảo dưỡng tổng quát xe, các KTV cũng cần bảo dưỡng bugi theo các bước sau:

  • Chờ bugi nguội hẳn và tháo ra.
  • Vệ sinh sạch sẽ bugi và các phần liên quan.

Kiểm tra bugi, tra dầu vào răng bugi nếu nhận thấy chúng bị kẹt cứng, chờ một vài phút cho ngấm rồi tiếp tục dùng khóa tuýp nhẹ nhàng vặn ra. Hoàn tất việc tháo bugi cũ, lắp bugi mới vào và vận hành cho xe hoạt động bình thường.

bảo dưỡng bugi động cơ ô tô

13. Bảo dưỡng hệ thống đèn – còi

Trong quy trình các bước bảo dưỡng xe hơi tổng quát tại các gara chuyên nghiệp, hệ thống đèn – còi xe cũng cần phải được kiểm tra. Các bước tiến hành kiểm tra hệ thống đèn – còi xe bao gồm:

  • Tháo và kiểm tra xem đèn – còi xe có bị cháy, đứt, hở mạch ở các cuộn dây điện hoặc điểm tiếp xúc bị cháy rỗ hay tiếp xúc không tốt hay không.
  • Vệ sinh sạch sẽ các tiếp điểm.
  • Thay mới đèn – còi nếu nhận thấy đã bị hư hỏng.

14. Bảo dưỡng hệ thống gạt mưa và bộ phun rửa kính

bảo dưỡng hệ thống gạt mưa và bộ phun rửa kính

Bảo dưỡng cần gạt mưa và bộ phun rửa kính cũng cần được thực hiện trong mỗi lần bảo dưỡng định kỳ xe ô tô.

Hệ thống này bao gồm các bộ phận cơ bản sau: Cụm công tắc điều khiển cần gạt nước, rửa kính, cụm motor gạt nước, bơm, lưỡi gạt, bình đựng nước rửa kính, vòi phun nước. Cần kiểm tra, vệ sinh và thay mới nếu như nhận thấy có bộ phận nào bị hư, biến dạng.

15. Bảo dưỡng đèn báo taplo

Các ký hiệu đèn cảnh báo trên bảng taplo sẽ thông báo tới người dùng trạng thái hoạt động và cảnh báo những hư hỏng. Khi xuất hiện đèn cảnh báo sáng cũng có nghĩa rằng có một hoặc nhiều bộ phận đang gặp phải vấn đề. Vậy nên, việc bảo dưỡng đèn báo taplo là điều không thể bỏ qua.

các loại đèn báo lỗi trên xe ô tô

Nguyên nhân khiến đèn báo ô tô khá đa dạng như:

  • Do quá trình sửa chữa thợ tháo và lắp lại các cảm biến mà quên xóa đèn.
  • Một bộ phận nào đó đang gặp vấn đề: Đây là sự cảnh báo đã đến lúc bạn cần kiểm tra bộ phận đó ngay lập tức để giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Vì vậy cần được kiểm tra và bảo dưỡng xe ô tô để các điểm báo từ taplo sẽ giúp tài xế nhận biết chính xác hơn thực trạng hoạt động xe của mình.

Các cấp độ bảo trì xe ô tô bài bản

các cấp độ bảo trì xe ô tô

Như đã nói ở trên, mỗi hãng xe sẽ có các mốc bảo dưỡng định kỳ khác nhau dựa trên số km xe vận hành hoặc thời gian sử dụng xe. Tuy nhiên, đa phần thời gian và quy trình bảo dưỡng xe ô tô đều có các mốc tương tự nhau như sau:

1. Bảo trì sau 5.000km

Sau quãng đường 5.000km xe vận hành là lần bảo dưỡng ô tô đầu tiên của hầu hết các hãng xe. Trong lần bảo dưỡng đầu tiên này, các KTV sẽ tiến hành kiểm tra các chi tiết như dầu máy, lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa, mực dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính…, đồng thời vệ sinh hoặc thay mới chúng nếu cần.

2. Bảo trì sau 15.000km

Ngoài các hạng mục cần phải bảo dưỡng giống như mốc bảo trì lần 1 ra, thì trong lần bảo dưỡng thứ 2 này, các chuyên gia khuyến cáo chủ xe nên thay lọc dầu và đảo lốp xe và các lần sau đó là 10.000km.

3. Bảo trì sau 30.000km

Sau quãng đường 30.000km xe vận hành, chủ xe nên chủ động thay lọc gió động cơ và điều hòa. Bởi sau quãng đường 30.000 km xe di chuyển, bộ phận này đã bắt đầu xuống cấp và hư hỏng.

Ngoài ra, lọc gió động cơ hư hỏng cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận hành của động cơ và lọc gió điều hòa bẩn sẽ ảnh hưởng tới khả năng làm mát, đồng thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của những người ngồi trên xe.

4. Bảo trì sau 40.000km

Sau quãng đường 40.000km, chủ xe nên yêu cầu các KTV kiểm tra và thay bộ phận lọc nhiên liệu, dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực phanh, dầu phanh, dầu ly hợp và dung dịch làm mát.

Đặc biệt, việc thay dầu vi sai rất quan trọng, cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo hộp số, bộ vi sai được bôi trơn, hoạt động êm ái và giúp hệ thống truyền động của xe luôn vận hành được tốt nhất.

Dầu phanh và dầu ly hợp theo thời gian dài sẽ bị lẫn hơi ẩm, gây mòn và ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ thống phanh và ly hợp xe ô tô.

5. Bảo trì sau 100.000km

Trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô ở mốc 100.000km, các KTV sẽ tiến hành xem xét có nên thay mới bộ phận bugi, má phanh, nước làm mát xe… Trong đó, nước làm mát xe sau thời gian dài sẽ bị b đóng cặn bẩn, biến chất… ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ.

Lưu ý: Trên đây chỉ là các mốc bảo dưỡng chính tại các cấp bảo trì. Để biết được các hạng mục nào cần bảo dưỡng và thay mới, các KTV sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát và thông báo tới khách hàng!

Các bước bảo dưỡng ô tô mất bao lâu?

thời gian bảo dưỡng ô tô

Thời gian bảo dưỡng giữa cấp mốc bảo dưỡng là khác nhau, cụ thể như sau:

  1. Mốc bảo dưỡng 5.000km sẽ mất khoảng 40 – 60 phút. Đây là mốc bảo dưỡng đầu tiên nên có ít hạng mục cần bảo dưỡng, nên thời gian sẽ ngắn nhất.
  2. Mốc bảo dưỡng 15.000km sẽ mất khoảng 1h20 – 1h30 phút. Mốc này ngoài những công việc cần bảo dưỡng ở mốc 1 ra, thì các KTV còn phải bảo dưỡng thêm một số hạng mục khác như: thay dầu – lọc dầu, súc rửa động cơ…
  3. Mốc bảo dưỡng 30.000km sẽ mất khoảng 1h45 – 2h. Bởi vì có thêm các hạng mục khác như: vệ sinh dàn lạnh, đảo lốp, cân chỉnh góc đặt bánh xe…
  4. Mốc bảo dưỡng 40.000km sẽ mất khoảng 4h. Mốc này là mốc bảo dưỡng quan trọng nên cần phải bảo dưỡng nhiều hạng mục hơn. Các KTV tiến hành bảo dưỡng cũng cần phải kiểm tra cẩn thận và tỉ mỉ ở từng hạng mục nên thời gian sẽ khá lâu.
  5. Mốc bảo dưỡng 100.000km sẽ mất khoảng từ 6 – 7h đồng hồ. Đây là mốc bảo dưỡng tốn nhiều thời gian nhất bởi có rất nhiều hạng mục cần kiểm tra, bảo dưỡng cũng như thay mới. Bởi lúc này xe đã di chuyển được một thời gian dài, các chi tiết/bộ phận đã bắt đầu xuống cấp. Nếu không được chăm sóc thì chúng sẽ bị hư hỏng.

Bảo dưỡng ô tô ở đâu tốt nhất hiện nay?

địa chỉ bảo dưỡng ô tô tại hà nội uy tín

Đối với những người mới mua xe, thời điểm ban đầu họ vẫn ưu tiên lựa chọn bảo dưỡng tại chính hãng. Tuy nhiên, đối với những chủ xe có nhiều kinh nghiệm thì họ vẫn sẽ ưu tiên lựa chọn bảo dưỡng tại các gara ngoài..

Bởi bảo dưỡng tại các gara sẽ giúp chủ xe tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí bảo dưỡng. Đồng thời chi phí mua phụ tùng thay thế cũng thấp hơn nhiều cho dù là cùng một sản phẩm.

Đa phần các chủ xe mới lựa chọn bảo dưỡng tại hãng bởi họ chưa tin tưởng được những gara ngoài. Họ nghĩ rằng quy trình bảo dưỡng xe ô tô tại chính hãng sẽ đầy đủ, chuyên nghiệp và bài bản hơn.

1. Nên lựa chọn bảo dưỡng xe hơi ở hãng hay gara

Tuy nhiên, do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng. Nên các gara cũng đã được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Từ yếu tố con người, thái độ phục vụ, cho tới các cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô…

Việc lựa chọn bảo dưỡng tại chính hãng hay gara còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý của chủ xe. Nếu bạn lựa chọn bảo dưỡng thì các KTV tại hãng sẽ rất nhanh chóng chẩn đoán được bệnh và đưa ra phương án sửa chữa hợp lý. Bởi các KTV nơi đây chỉ tập trung tìm hiểu vào một dòng xe duy nhất. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi tại hãng là khá lâu và chi phí sửa chữa cũng sẽ đắt hơn gara ngoài rất nhiều.

so sánh bảo dưỡng ở gara và hãng

Còn nếu bạn lựa chọn bảo dưỡng tại gara ngoài thì sẽ nhận lại được những giá trị ngược lại với hãng. Ví dụ như chi phí thấp hơn, thuận tiện trong việc di chuyển hơn và thời gian bảo dưỡng cũng diễn ra nhanh hơn. Và đặc biệt, ngày nay tại các gara uy tín, kỹ thuật viên có chuyên môn rất cao.

2. Thanh Đồng Auto – Gara bảo dưỡng ô tô tại NInh Bình

Sở hữu đầy đủ các yếu tố từ con người, cho tới cơ sở vật chất/trang thiết bị hỗ trợ bảo dưỡng/sửa chữa hiện đại…, Thanh Đồng Auto luôn làm khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng các gói dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tại đây.

địa chỉ bảo dưỡng xe ô tô uy tín và giá tốt

Tại đây, chúng tôi cung cấp đầy đủ các gói dịch vụ bảo dưỡng ô tô từ nhỏ tới lớn. Đồng thời, các kỹ thuật viên còn được đào tạo sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ bảo dưỡng. Qua đó giúp quá trình bảo dưỡng được diễn ra một cách chính xác, an toàn và nhanh chóng không thua kém gì tại hãng. Với cam kết:

  • Dịch vụ bảo dưỡng chất lượng.
  • Giá cả bảo dưỡng tốt nhất.
  • Bảo hành các phụ tùng đi kèm lâu dài.
  • Thời gian bảo dưỡng đạt chuẩn, giao xe đúng hẹn.
  • Bảo dưỡng chuyên nghiệp, cơ sở hiện đại.

Chi phí bảo dưỡng ô tô tại Thanh Đồng Auto bao nhiêu tiền?

chi phí bảo dưỡng xe ô tô

Ngoài chất lượng dịch vụ, thì giá cả vẫn luôn là vấn đề mà các chủ xe đặc biệt quan tâm. Giá bảo dưỡng xe hơi sẽ bao gồm tiền công và vật tư thay thế.

Giá cả cho mỗi lần bảo dưỡng ô tô là khác nhau, bởi chúng còn phụ thuộc vào hãng xe, số km bảo dưỡng, số hạng mục cần bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế.

Vậy nên, để biết được giá cả chính xác, bạn có thể liên hệ với Thanh Đồng Auto để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Hoặc bạn cũng có thể ghé thăm trực tiếp Thanh Đồng Auto để các KTV tiến hành test thử xe giúp bạn.

Sau đó chúng tôi sẽ lên bảng báo giá để bạn tham khảo. Sau khi tham khảo mà bạn vẫn chưa cảm thấy hài lòng, bạn có thể ghé thăm các gara khác để tham khảo thêm và quay lại nếu cần.

Trên đây là quy trình bảo dưỡng xe ô tô tại Thanh Đồng Auto. Vậy nếu chiếc xe của bạn đã tới hạn mốc bảo dưỡng mà vẫn chưa tìm được một gara ra ưng ý tại khu vực Ninh Bình, hãy liên hệ ngay với Thanh Đồng Auto để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí ngay bây giờ. Hân hạnh được phục vụ quý khách!

11 thoughts on “Bảo dưỡng

  1. hipusia says:

    buy priligy usa fulvicin febrex plus ds syrup uses in telugu For pharmacy benefit managers such as Catamaran and Express Scripts Holding Co, any significant shift to private exchanges could mean a less direct relationship with employers, instead forcing the pharmacy companies to contract with health insurers, said Cowen Co analyst Charles Rhyee

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *